Thủ thuật Blogger: Đặt tên trang lưu entry bằng tiếng Việt không dấu
Một ngày tôi nhận ra trên các blog của bạn bè trên mạng ảo của tôi sử dụng dịch vụ cung cấp blog của Blogger có một vài điều lạ đối với những tên trang chứa nội dung blog. Tôi chợt nhận ra rằng Google đã sử dụng bộ mã ASCII để đặt tên trang mà cắt đi mất các ký tự theo Unicode khiến cho chúng trở thành các dãy ký tự khó đoán. Bạn có bao giờ thắc mắc về điều này không, và làm thế nào khắc phục được nó bây giờ nhỉ?
Sự vô tình nhận ra điều này khi tôi đọc blog http://trangchiasenhatky.moohay.com/ và tôi đã nhận ra điều như trên: Blogger[1] đã không sử dụng các bộ mã Unicode để có thể hỗ trợ đặt tên tiếng việt trên các entry của mình.
Sau khi tôi đã tìm ra một thủ thuật để đặt tên cho đúng với ý nghĩa tiếng Việt do đó khi mà tôi viết entry này thì quay trở lại trang blog đó để chụp lại hình ảnh màn hình làm minh hoạ, và không quên ghép một sự so sánh với blog của tôi ở đây.
Bạn nhìn vào hình trên có nhận ra điều đó hay không? Hãy so sánh hai trang cửa sổ của cùng các blog trên nền tảng Blogger để nhận thấy sự khác nhau: Một tên trang có tiếng Việt không dấu, và một tên trang bạn khó phán đoán ra là gì phải không?. (Đúng vậy, lời giải đáp chỉ có thể ở chính tên trang đó mà thôi)
Vậy thì bạn cần làm như thế nào để có thể đặt được tên tiếng Việt không dấu cho các địa chỉ trang entry trên blog của mình ở Blogger? Rất dễ thôi nếu như bạn đọc tiếp các phần dưới đây:
Hình dưới đây là giao diện soạn thảo một entry của Blogger (giao diện bằng tiếng Việt do tôi lựa chọn đó là ngôn ngữ chính của mình), nó cũng không có điều gì là lạ đối với những người soạn thảo, tôi chỉ muốn giới thiệu nó đối với những người chưa biết đến nó mà thôi.
Bây giờ là lúc mà bạn soạn thảo nội dung entry. Ở đây tất nhiên là vẫn có hai hình thức soạn thảo rồi: Một là trực tiếp khi bạn kết nối Internet, hai là bạn soạn thảo sẵn trên một phần mềm nào đó và copy chúng dán vào ô soạn thảo của Blogger.
Việc cần nhất khi soạn thảo một entry trên Blogger là sự đặt tên tiêu đề ngay từ ban đầu. Tôi chưa trải nhiệm nhiều với việc soạn thảo online nhưng nhận thấy rằng Blogger đã sao lưu lại quá trình soạn thảo nhằm tránh bị mất các đoạn entry khi bị ngắt kết nối hoặc các lý do khác do bảo trì server định kỳ của hãng. (Tôi thì thường soạn thảo offline trên máy tính, chỉ khi nào đăng lên blog thì mới dán vào khung soạn thảo mà thôi – điều này hạn chế khả năng bị lỗi, sự cố trong quá trình kết nối do IP của proxy server bị đổi. Tôi nghĩ nhiều người khác cũng thường thực hiện điều đó với các entry dài hoặc tương tự như những bài viết.).
Vậy thì đặt tiêu đề của mỗi entry như thế nào để tránh cách đặt tên trang web giống như blogger Trang?
Tiêu đề mỗi entry được Blogger sử dụng cho tên trang lưu trữ của mình trên máy chủ. Có lẽ rằng Blogger đã không hỗ trợ các tên trang dưới dạng Unicode để có thể hiển thị với tất cả các ngôn ngữ mà người dùng sử dụng (ví dụ như cả các ngôn ngữ có chữ viết bằng tiếng tượng hình) nên nó đã lấy phần ký tự như của bảng mã ASCII để đặt tên trang.
Vậy thì tại sao ta không lợi dụng điều đó để “giúp” Blogger có thể dùng tên trang giống như tiếng Việt không có dấu phù hợp với bảng mã mà nó sử dụng. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lưu lần thứ nhất cho entry của bạn bằng tiếng Việt không dấu.
Hãy xem tôi làm một ví dụ: Ở đây, tôi đang cập nhật entry “Xả stress: Tại nửa nọ, nửa kia” lên blog này. Sau khi soạn thảo xong thì tôi đặt tên tiêu đề của nó là “Xa stress: Tai nua no nua kia” vào phần “Tiêu đề”, sau đó cứ post entry này lên blog thông qua nút “Xuất bản bài đăng” như ở hình minh hoạ phía trên.
Bây giờ là sao? Tất nhiên là cũng giống như các entry khác khi bạn post lên blog thành công, bạn có thể nhìn thấy một thông báo như hình dưới. Tất nhiên là bạn có thể bấm vào “Xem blog” để xem ngay entry đang hiển thị trên blog của bạn. Nhưng, hãy đọc tiếp đoạn dưới, bởi vì việc này chưa hoàn thành đâu
Đến bây giờ thì làm sao nhỉ? Bạn hãy bấm vào nút “Chỉnh sửa bài đăng” ở phía bên trên để chỉnh sửa lại entry đó của mình. Ở đây thì bạn có thể chỉnh sửa và thiết lập phần nội dung hoặc các tuỳ chọn lại, nhưng chủ yếu tôi muốn nói rằng bạn cần sửa lại phần tiêu đề của Entry.
Hình này cho thấy rằng tôi đã chỉnh sửa tiêu đề cho entry lấy làm ví dụ thành: “Xả stress: Tại nửa nọ, nửa kia…” và bạn thấy không, khi tên của bài là như vậy – hoàn toàn bằng tiếng Việt không dấu, nhưng tên trang lưu trữ của nó lại là http://minhlinh36.blogspot.com/2008/07/xa-stress-tai-nua-no-nua-kia.html mà bạn có thể phán đoán ra ngay. Một điều nữa là bạn sẽ rất thuận tiện khi thống kê blog của mình bằng Google Analytics cho blog của mình ở blogspot thì bạn cũng rất dễ đoán nhận tên entry nào được đọc nhiều chứ không phải cố gắng nhớ ra chúng.
Rõ ràng là đúng như ý muốn. Tôi đoán rằng nếu không thực hiện như điều trên thì nó sẽ thành tiêu điều trên thì tên entry dó của tôi sẽ là X-stress-ti-na-n-na-kia.html – Rất dễ đoán ra như vậy bởi vì tôi loại bỏ hết các ký tự có mũ (ô, â, ơ, ă…) và có dấu (huyền, sắc…) ra khỏi tiêu đề.
(Hihi, nói vòng vèo xa quá, tiếp tục còn các bước nữa này)
Đến đây là lúc mà bạn đã thành công cho việc xuất bản một entry trên blog. Nếu như quá trình soạn thảo entry này đã quá dài khiến cho Blogger có thể đã lưu lại rồi thì bạn sẽ xoá đi phần lưu lại đó ở trong mục quản lý “Chỉnh sửa Bài đăng” như hình dưới (tiếc rằng tôi xoá hết các bài có chữ “Nháp” đi rồi, nếu không thì bạn sẽ thấy có rất nhiều bài moà ở trong cột gần cuối có chữ nháp), rồi xoá phần lưu tạm với tên cũ đi.
Như vậy thì bạn biết rằng: Nếu như một entry nào đó được lưu lại trên Blogger thì nó sẽ lấy ngay tên tiêu đề làm dãy ký tự địa chỉ (tất nhiên là thêm đuôi *.html nữa). Đó chính là điều mà tôi nhận ra và lợi dụng nó để thực hiện điều mà mình mong muốn. Tôi thấy không phải blogger Trang đã không nhận ra được thủ thuật này, mà còn rất nhiều người nữa viết nhật ký trên nền tảng Blogger cũng không biết điều đó. Thử xem nào, một của một blogger thạo tin học sử dụng nền tảng Blogger nào bây giờ đây. À, tôi nhớ ra trang hadung.net, khi kết nối thì tôi đọc ngay được một entry có tên: “Câu chuyện về cây bút chì” có địa chỉ thế này: http://hadung.net/2008/08/cu-chuyn-v-cy-bt-ch.html – vậy thì kết luận rằng blogger này cũng chưa biết đến thủ thuật này (và đến đây thì tôi nghĩ rằng: Phải làm thế nào để blogger này biết được cách đặt tên như thế này mới được ^_^ ! )
Rồi! quay trở lại cho đoạn kết của entry này:
Và bây giờ, nếu bạn thực hiện điều đó cho các entry tiếp theo thì bạn sẽ có các tên trang lưu các entry một cách dễ dàng và thuận tiện hơn cho người đọc. Bạn có thể xoá đi các entry cũ không mong muốn để thực hiện lại như điều tôi vừa trình bày – nhưng đừng làm thế – bởi vì có thể ở đâu đó đã có các liên kết đến trang với tên cũ của bạn. Chỉ cần thực hiện đối với các entry từ nay trở về sau mà thôi!.
Nếu như bạn của bạn cũng dùng dịch vụ do Blogger cung cấp thì bạn hãy gửi email entry này cho họ nhé! Tôi không phải quảng cáo cho blog của tôi khi nói đến điều này, nhưng tôi luôn mong muốn rằng mỗi khi chúng ta viết bằng Tiếng Việt trên các dịch vụ của nước ngoài thì cố gắng tạo ra tiếng Việt trong sáng, dễ hiểu nhất có thể. Những điều này cũng là điều mà tôi thực hiện, nhân rộng suy nghĩ ấy đến mọi người từ trước đây.
Chúc bạn những ngày mới tươi đẹp!
Chú thích:
1^. Blogger tôi nói đến ở đây là tên quen gọi của một dịch vụ dành cho người sử dụng viết các trang nhật ký cá nhân của mình trên Internet của Google Inc. Trong riêng entry này thì Blogger không được hiểu theo nghĩa là “người viết blog” ở tiếng Việt.
Sự vô tình nhận ra điều này khi tôi đọc blog http://trangchiasenhatky.moohay.com/ và tôi đã nhận ra điều như trên: Blogger[1] đã không sử dụng các bộ mã Unicode để có thể hỗ trợ đặt tên tiếng việt trên các entry của mình.
Sau khi tôi đã tìm ra một thủ thuật để đặt tên cho đúng với ý nghĩa tiếng Việt do đó khi mà tôi viết entry này thì quay trở lại trang blog đó để chụp lại hình ảnh màn hình làm minh hoạ, và không quên ghép một sự so sánh với blog của tôi ở đây.
Bạn nhìn vào hình trên có nhận ra điều đó hay không? Hãy so sánh hai trang cửa sổ của cùng các blog trên nền tảng Blogger để nhận thấy sự khác nhau: Một tên trang có tiếng Việt không dấu, và một tên trang bạn khó phán đoán ra là gì phải không?. (Đúng vậy, lời giải đáp chỉ có thể ở chính tên trang đó mà thôi)
Vậy thì bạn cần làm như thế nào để có thể đặt được tên tiếng Việt không dấu cho các địa chỉ trang entry trên blog của mình ở Blogger? Rất dễ thôi nếu như bạn đọc tiếp các phần dưới đây:
Hình dưới đây là giao diện soạn thảo một entry của Blogger (giao diện bằng tiếng Việt do tôi lựa chọn đó là ngôn ngữ chính của mình), nó cũng không có điều gì là lạ đối với những người soạn thảo, tôi chỉ muốn giới thiệu nó đối với những người chưa biết đến nó mà thôi.
Bây giờ là lúc mà bạn soạn thảo nội dung entry. Ở đây tất nhiên là vẫn có hai hình thức soạn thảo rồi: Một là trực tiếp khi bạn kết nối Internet, hai là bạn soạn thảo sẵn trên một phần mềm nào đó và copy chúng dán vào ô soạn thảo của Blogger.
Việc cần nhất khi soạn thảo một entry trên Blogger là sự đặt tên tiêu đề ngay từ ban đầu. Tôi chưa trải nhiệm nhiều với việc soạn thảo online nhưng nhận thấy rằng Blogger đã sao lưu lại quá trình soạn thảo nhằm tránh bị mất các đoạn entry khi bị ngắt kết nối hoặc các lý do khác do bảo trì server định kỳ của hãng. (Tôi thì thường soạn thảo offline trên máy tính, chỉ khi nào đăng lên blog thì mới dán vào khung soạn thảo mà thôi – điều này hạn chế khả năng bị lỗi, sự cố trong quá trình kết nối do IP của proxy server bị đổi. Tôi nghĩ nhiều người khác cũng thường thực hiện điều đó với các entry dài hoặc tương tự như những bài viết.).
Vậy thì đặt tiêu đề của mỗi entry như thế nào để tránh cách đặt tên trang web giống như blogger Trang?
Tiêu đề mỗi entry được Blogger sử dụng cho tên trang lưu trữ của mình trên máy chủ. Có lẽ rằng Blogger đã không hỗ trợ các tên trang dưới dạng Unicode để có thể hiển thị với tất cả các ngôn ngữ mà người dùng sử dụng (ví dụ như cả các ngôn ngữ có chữ viết bằng tiếng tượng hình) nên nó đã lấy phần ký tự như của bảng mã ASCII để đặt tên trang.
Vậy thì tại sao ta không lợi dụng điều đó để “giúp” Blogger có thể dùng tên trang giống như tiếng Việt không có dấu phù hợp với bảng mã mà nó sử dụng. Rất đơn giản, bạn chỉ cần lưu lần thứ nhất cho entry của bạn bằng tiếng Việt không dấu.
Hãy xem tôi làm một ví dụ: Ở đây, tôi đang cập nhật entry “Xả stress: Tại nửa nọ, nửa kia” lên blog này. Sau khi soạn thảo xong thì tôi đặt tên tiêu đề của nó là “Xa stress: Tai nua no nua kia” vào phần “Tiêu đề”, sau đó cứ post entry này lên blog thông qua nút “Xuất bản bài đăng” như ở hình minh hoạ phía trên.
Bây giờ là sao? Tất nhiên là cũng giống như các entry khác khi bạn post lên blog thành công, bạn có thể nhìn thấy một thông báo như hình dưới. Tất nhiên là bạn có thể bấm vào “Xem blog” để xem ngay entry đang hiển thị trên blog của bạn. Nhưng, hãy đọc tiếp đoạn dưới, bởi vì việc này chưa hoàn thành đâu
Đến bây giờ thì làm sao nhỉ? Bạn hãy bấm vào nút “Chỉnh sửa bài đăng” ở phía bên trên để chỉnh sửa lại entry đó của mình. Ở đây thì bạn có thể chỉnh sửa và thiết lập phần nội dung hoặc các tuỳ chọn lại, nhưng chủ yếu tôi muốn nói rằng bạn cần sửa lại phần tiêu đề của Entry.
Hình này cho thấy rằng tôi đã chỉnh sửa tiêu đề cho entry lấy làm ví dụ thành: “Xả stress: Tại nửa nọ, nửa kia…” và bạn thấy không, khi tên của bài là như vậy – hoàn toàn bằng tiếng Việt không dấu, nhưng tên trang lưu trữ của nó lại là http://minhlinh36.blogspot.com/2008/07/xa-stress-tai-nua-no-nua-kia.html mà bạn có thể phán đoán ra ngay. Một điều nữa là bạn sẽ rất thuận tiện khi thống kê blog của mình bằng Google Analytics cho blog của mình ở blogspot thì bạn cũng rất dễ đoán nhận tên entry nào được đọc nhiều chứ không phải cố gắng nhớ ra chúng.
Rõ ràng là đúng như ý muốn. Tôi đoán rằng nếu không thực hiện như điều trên thì nó sẽ thành tiêu điều trên thì tên entry dó của tôi sẽ là X-stress-ti-na-n-na-kia.html – Rất dễ đoán ra như vậy bởi vì tôi loại bỏ hết các ký tự có mũ (ô, â, ơ, ă…) và có dấu (huyền, sắc…) ra khỏi tiêu đề.
(Hihi, nói vòng vèo xa quá, tiếp tục còn các bước nữa này)
Đến đây là lúc mà bạn đã thành công cho việc xuất bản một entry trên blog. Nếu như quá trình soạn thảo entry này đã quá dài khiến cho Blogger có thể đã lưu lại rồi thì bạn sẽ xoá đi phần lưu lại đó ở trong mục quản lý “Chỉnh sửa Bài đăng” như hình dưới (tiếc rằng tôi xoá hết các bài có chữ “Nháp” đi rồi, nếu không thì bạn sẽ thấy có rất nhiều bài moà ở trong cột gần cuối có chữ nháp), rồi xoá phần lưu tạm với tên cũ đi.
Như vậy thì bạn biết rằng: Nếu như một entry nào đó được lưu lại trên Blogger thì nó sẽ lấy ngay tên tiêu đề làm dãy ký tự địa chỉ (tất nhiên là thêm đuôi *.html nữa). Đó chính là điều mà tôi nhận ra và lợi dụng nó để thực hiện điều mà mình mong muốn. Tôi thấy không phải blogger Trang đã không nhận ra được thủ thuật này, mà còn rất nhiều người nữa viết nhật ký trên nền tảng Blogger cũng không biết điều đó. Thử xem nào, một của một blogger thạo tin học sử dụng nền tảng Blogger nào bây giờ đây. À, tôi nhớ ra trang hadung.net, khi kết nối thì tôi đọc ngay được một entry có tên: “Câu chuyện về cây bút chì” có địa chỉ thế này: http://hadung.net/2008/08/cu-chuyn-v-cy-bt-ch.html – vậy thì kết luận rằng blogger này cũng chưa biết đến thủ thuật này (và đến đây thì tôi nghĩ rằng: Phải làm thế nào để blogger này biết được cách đặt tên như thế này mới được ^_^ ! )
Rồi! quay trở lại cho đoạn kết của entry này:
Và bây giờ, nếu bạn thực hiện điều đó cho các entry tiếp theo thì bạn sẽ có các tên trang lưu các entry một cách dễ dàng và thuận tiện hơn cho người đọc. Bạn có thể xoá đi các entry cũ không mong muốn để thực hiện lại như điều tôi vừa trình bày – nhưng đừng làm thế – bởi vì có thể ở đâu đó đã có các liên kết đến trang với tên cũ của bạn. Chỉ cần thực hiện đối với các entry từ nay trở về sau mà thôi!.
Nếu như bạn của bạn cũng dùng dịch vụ do Blogger cung cấp thì bạn hãy gửi email entry này cho họ nhé! Tôi không phải quảng cáo cho blog của tôi khi nói đến điều này, nhưng tôi luôn mong muốn rằng mỗi khi chúng ta viết bằng Tiếng Việt trên các dịch vụ của nước ngoài thì cố gắng tạo ra tiếng Việt trong sáng, dễ hiểu nhất có thể. Những điều này cũng là điều mà tôi thực hiện, nhân rộng suy nghĩ ấy đến mọi người từ trước đây.
Chúc bạn những ngày mới tươi đẹp!
Chú thích:
1^. Blogger tôi nói đến ở đây là tên quen gọi của một dịch vụ dành cho người sử dụng viết các trang nhật ký cá nhân của mình trên Internet của Google Inc. Trong riêng entry này thì Blogger không được hiểu theo nghĩa là “người viết blog” ở tiếng Việt.
Nguồn : http://minhlinh36.blogspot.com
Leave a Comment