10 lời khuyên giúp bạn tránh sập bẫy của hacker
Sử dụng máy tính là chuyện quen thuộc ở một thành phố hiện đại và kinh doanh sôi động như Hongkong. Điều đó thể hiện rõ qua những số liệu mà Cơ quan thống kê Hongkong mới công bố như 76% số hộ gia đình có máy tính và 73,3% lượng máy tính đó có kết nối với Internet.
Gần như tuyệt đối (98,8%) hoạt động kinh doanh sử dụng email như là phương tiện trao đổi thông dụng nhất.
Có thể nói người dân Hongkong gắn liền với máy tính mỗi ngày, từ theo dõi thị trường chứng khoán, bàn bạc với đối tác cho đến phối hợp cùng đồng nghiệp trong công việc. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi trong năm 2009, số vụ phạm tội liên quan đến mạng Internet đã tăng chóng mặt.
Tính đến tháng 11 năm ngoái, các lực lượng an ninh Hongkong đã nhận được khai báo về 1.378 vụ, gần gấp đôi so với 791 vụ trong năm 2008. Năm 2007, số vụ phạm tội như thế này chỉ là 678.
Bên cạnh thủ phạm chính là tin tặc (hacker), một nguyên nhân của khá nhiều vụ là nạn nhân thiếu cảnh giác trầm trọng, không có những biện pháp bảo mật thích đáng các thông tin cá nhân quan trọng.
Chỉ cần một cú bấm lơ đãng vào những trang web lừa đảo, bạn đã có thể nộp cho hacker thứ chúng cần là password email hay tệ hơn là cả những thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng…
Những hoạt động lừa đảo kiểu này ngày càng tinh vi hơn. Nếu các email lừa cổ điển như “Chúc mừng, bạn trúng độc đắc” hay một khoản thừa kế hàng triệu USD từ… trên trời rơi xuống ngày nay không còn dễ gạt mọi người thì những trang web giả mạo lại vẫn dễ dàng qua mặt nhiều người sử dụng.
Năm ngoái, cảnh sát Hongkong đã không ít lần phải cảnh báo về các website giả có giao diện giống hệt website của các ngân hàng lớn. Khai báo thông tin trên đó đồng nghĩa với việc bạn đã sập bẫy.
Sự nảy nở của các mạng xã hội như Facebook hay hình thức nhắn tin trực tiếp càng tạo mảnh đất màu mỡ cho tội phạm mạng phát triển, đẩy người sử dụng Internet đứng trước nguy cơ “dính đòn” bất cứ lúc nào.
Giới công nghệ và an ninh mạng Hongkong đưa ra 10 lời khuyên để bạn có thể an toàn hơn cùng Internet:
1. Cài đặt một firewall mạnh trên máy tính của bạn.
2. Xem xét kỹ lưỡng các URL trước khi click vào một đường link nào đó.
3. Không bao giờ trả lời “thư rác” (spam email).
4. Không bao giờ mở những file đính kèm email trừ khi biết rõ nguồn gốc.
5. Với người sử dụng Windows, cần kích hoạt Windows Update để được cập nhật thường xuyên.
2. Xem xét kỹ lưỡng các URL trước khi click vào một đường link nào đó.
3. Không bao giờ trả lời “thư rác” (spam email).
4. Không bao giờ mở những file đính kèm email trừ khi biết rõ nguồn gốc.
5. Với người sử dụng Windows, cần kích hoạt Windows Update để được cập nhật thường xuyên.
6. Không trả lời các email “dây chuyền”.
7. Liên tục thay đổi password.
8. Đặt các password khó đoán như kết hợp cả chữ lẫn số.
9. Tránh mở, truy cập các thông tin cá nhân nhạy cảm hay thông tin tài chính (tài khoản ngân hàng, credit card…) ngoài quán Internet càphê.
10. Luôn thoát khỏi email và các mạng xã hội sau khi sử dụng.
7. Liên tục thay đổi password.
8. Đặt các password khó đoán như kết hợp cả chữ lẫn số.
9. Tránh mở, truy cập các thông tin cá nhân nhạy cảm hay thông tin tài chính (tài khoản ngân hàng, credit card…) ngoài quán Internet càphê.
10. Luôn thoát khỏi email và các mạng xã hội sau khi sử dụng.
Leave a Comment