Giới thiệu và hướng dẫn lựa chọn thẻ nhớ phù hợp với thiết bị
Bài viết hướng dẫn các bạn tìm hiểu và lựa chọn thẻ nhớ cho thiết bị di động và máy ảnh số một cách hiệu quả nhất.
I. Khái niệm cơ bản về các chuẩn tốc độ
1. Speed X
Speed X là cách đo tốc độ cho các chuẩn thẻ SD/ MicroSD. Tốc độ speed X là hiển thì tốc độ đọc cao nhất có thể trong điều kiện tốt nhất. 1x speed = 150KB/s
VD: Trên thẻ nhớ ghi tốc độ 45x, chúng ta có thể hiểu rằng tốc độ đọc cao nhất của thẻ nhớ là 45 x 150 = 6.75MB/s
Với cách đánh giá này, người dùng sẽ khó hình dung được chính xác tốc độ thẻ của mình đạt ở mức nào vì thông thường tốc độ đọc của thẻ nhớ cao hơn rất nhiều so với tốc độ ghi. Ngoài ra tốc độ x speed lại là tốc độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện hoàn hảo, nghĩa là gần như không bao giờ có chuyện chúng ta nhìn được tới tốc độ này. Chắc nó chỉ nằm trong phòng thí nghiệm
2. Speed Class
Speed Class là cấp độ của tốc độ thẻ nhớ, cách tính tốc độ của chuẩn này ngược với Speed X ở chỗ nó đo tốc độ ghi tối thiểu. Nghĩa là tốc độ ghi thấp nhất phải đạt
VD: Trên thẻ ghi Class 2 đồng nghĩa với tốc độ ghi tối thiểu là 2MB/s
Hiện nay với công nghệ tiên tiến, tốc độ thẻ nhớ đã được cải thiện khá nhiều. Dù ở Class 2 nhưng hầu hết các thẻ nhớ mới sản xuất hiện nay đều đạt tốc độ ghi trung bình từ 4 ~ 6MB/s tùy dung lượng.
Bảng giới thiệu về Speed Class
3. UHS Speed Class
Đây là chuẩn tốc độ cho công nghệ thẻ SD3.0 với tốc độ và mức độ hỗ trợ cực cao cho những bức ảnh lớn (RAW) hoặc phim có độ phân giải cực cao.
Tốc độ giao tiếp dữ liệu của chuẩn UHS có thể đạt tới:
II. Cách gọi tên thẻ SD
Cách gọi tên thẻ được hiệp hội thẻ nhớ SD kiểm soát và đặt tên như sau
Chuẩn Secure Digital có 3 kích thước khác nhau với tên gọi là SD, MiniSD, MicroSD (SD sẽ tương ứng với cách gọi tùy dung lượng)
VD: thẻ 4G Micro sẽ được gọi là MicroSDHC 4GB, thẻ 64GB Micro gọi là MicroSDXC 64GB
III. Thẻ nhớ tương thích với thiết bị
Đây là phần rất quan trọng cho người sử dụng khi đi mua thẻ nhớ. Nếu xác định đúng sẽ mua cho mình đúng thẻ tương thích với thiết bị
1. Tương thích chuẩn thẻ:
- Thẻ nhớ SDXC chỉ tương thích với thiết bị hỗ trợ chuẩn SDXC (trên khe cắm thẻ sẽ có biểu tượng SDXC)
- Thiết bị hỗ trợ SDXC sẽ nhận được thẻ SD, SDHC, SDXC
- Thẻ nhớ SDHC có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ thẻ SDXC và SDHC
- Thiết bị hỗ trợ SDHC sẽ nhận được thẻ SDHC và SD nhưng không nhận được SDXC
- Thẻ nhớ SD có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ SD, SDHC, SDXC
- Thiết bị hỗ trợ SD chỉ nhận được thẻ SD, không nhận được thẻ SDHC và SDXC
2. Tương thích thiết bị
- Với những máy ảnh thông thường, các bạn chỉ cần mua thẻ SD hoặc SDHC Class 2 ~ 6.
- Với những máy ảnh hỗ trợ tính năng quay full HD với độ phân giải cao, các bạn cần chọn mua thẻ nhớ SDHC class 6, 10 hoặc chuẩn UHS
- Nếu các bạn mua thẻ chuẩn Class 4 sử dụng quay Full HD, thiết bị sẽ cho bạn ghi hình được vài giây và sau đó tự động ngắt ghi hình. (trước đây nhiều bạn tưởng thẻ lỗi nhưng thực tế là do thẻ không tương thích với thiết bị)
Các bạn lưu ý, thẻ nhớ chuẩn Class 10 đơn thuần chỉ là hỗ trợ tính năng quay Full HD tốt nhất chứ không phải thẻ có tốc độ cao (theo nhiều bạn nghĩ class 4 ~ 4MB, class 10 ~ 10MB nghĩa là class 10 nhanh hơn rất nhiều class 4). Dưới đây mình sẽ có 2 bức ảnh minh họa về test tốc độ ghi đọc thực của thẻ SDHC 8GB (4) Transcend và SDHC 8GB (10) Transcend để các bạn có cái nhìn rõ hơn
Bảng đo tốc độ thực thẻ nhớ SDHC 8GB (4) Transcend
Như vậy, nếu các bạn sử dụng thiết bị di động không cần hoặc không có tính năng quay Full HD thì không cần thiết phải mua thẻ nhớ chuẩn Class 10 cho tốn kém. Có mua cũng sẽ không khai thác hết tính năng của nó
IV. Phân loại thẻ nhớ
Tới thời điểm này, thị trường phân loại chính các dòng thẻ nhớ sau:
- SD, SDHC, SDXC sử dụng trên các dòng máy ảnh du lịch, máy bán chuyên, máy chuyên và máy quay kỹ thuật số
- CF sử dụng trên các dòng máy ảnh chuyên nghiệp
- MicroSD, MicroSDHC, MicroSDXC sử dụng phần lớn cho các thiết bị di động (điện thoại thông thường, smartphone, tablet)
- Các dòng thẻ nhớ khác như MS PRO Duo, M2, MMC Mobile, MMC Plus, xD… không còn được các thiết bị mới hỗ trợ nữa. Chỉ còn các dòng máy đời cũ mới hỗ trợ những dòng thẻ này
V. Đầu đọc thẻ nhớ
Nhân tiện đây cũng xin phép giới thiệu luôn đầu đọc thẻ nhớ để anh em hiểu hơn về sản phẩm này
Đầu đọc phân ra làm 2 loại chính là Multi-Card Reader và Compact-Card Reader
Hiện nay rất nhiều bạn ít quan tâm tới đầu đọc và thường chọn mua sản phẩm rẻ nhất có thể vì không nghĩ nó lại tác động rất lớn tới dữ liệu của mình.
Các đầu đọc thẻ nhớ kém chất lượng thường gặp những trường hợp sau:
Với những lỗi trên, dữ liệu trong thẻ nhớ thường bị mất sạch khiến người dùng rất khó chịu. Dữ liệu thẻ nhớ nhiều khi có giá trị về kỷ niệm vô giá
(Sưu tầm)
I. Khái niệm cơ bản về các chuẩn tốc độ
1. Speed X
Speed X là cách đo tốc độ cho các chuẩn thẻ SD/ MicroSD. Tốc độ speed X là hiển thì tốc độ đọc cao nhất có thể trong điều kiện tốt nhất. 1x speed = 150KB/s
VD: Trên thẻ nhớ ghi tốc độ 45x, chúng ta có thể hiểu rằng tốc độ đọc cao nhất của thẻ nhớ là 45 x 150 = 6.75MB/s
Với cách đánh giá này, người dùng sẽ khó hình dung được chính xác tốc độ thẻ của mình đạt ở mức nào vì thông thường tốc độ đọc của thẻ nhớ cao hơn rất nhiều so với tốc độ ghi. Ngoài ra tốc độ x speed lại là tốc độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện hoàn hảo, nghĩa là gần như không bao giờ có chuyện chúng ta nhìn được tới tốc độ này. Chắc nó chỉ nằm trong phòng thí nghiệm
2. Speed Class
Speed Class là cấp độ của tốc độ thẻ nhớ, cách tính tốc độ của chuẩn này ngược với Speed X ở chỗ nó đo tốc độ ghi tối thiểu. Nghĩa là tốc độ ghi thấp nhất phải đạt
VD: Trên thẻ ghi Class 2 đồng nghĩa với tốc độ ghi tối thiểu là 2MB/s
Hiện nay với công nghệ tiên tiến, tốc độ thẻ nhớ đã được cải thiện khá nhiều. Dù ở Class 2 nhưng hầu hết các thẻ nhớ mới sản xuất hiện nay đều đạt tốc độ ghi trung bình từ 4 ~ 6MB/s tùy dung lượng.
Bảng giới thiệu về Speed Class
- Class 2 ~ 2MB/s (hỗ trợ chụp ảnh, quay phim thông thường)
- Class 4 ~ 4MB/s (hỗ trợ chụp ảnh độ phân giải cao, quay film lên tới chuẩn HD)
- Class 6 ~ 6MB/s (hỗ trợ chụp ảnh độ phân giảo cao, quay film lên tới chuẩn Full HD)
- Class 10 ~ 10MB/s (hỗ trợ chụp ảnh độ phân giảo cao, quay filmFull HD tốt nhất)
3. UHS Speed Class
Đây là chuẩn tốc độ cho công nghệ thẻ SD3.0 với tốc độ và mức độ hỗ trợ cực cao cho những bức ảnh lớn (RAW) hoặc phim có độ phân giải cực cao.
Tốc độ giao tiếp dữ liệu của chuẩn UHS có thể đạt tới:
- UHS-I ~ 104MB/s
- UHS-II ~ 312MB/s
II. Cách gọi tên thẻ SD
Cách gọi tên thẻ được hiệp hội thẻ nhớ SD kiểm soát và đặt tên như sau
- SD ~ Secure Digital (SD1.0) có dung lượng từ 128MB ~ 2GB
- SDHC ~ Secure Digital High-Capacity (SD2.0) có dung lượng từ 4GB ~ 32GB
- SDXC ~ Secure Digital eXtended-Capacity (SD3.0) có dung lượng từ 64GB ~ 2TB
Chuẩn Secure Digital có 3 kích thước khác nhau với tên gọi là SD, MiniSD, MicroSD (SD sẽ tương ứng với cách gọi tùy dung lượng)
VD: thẻ 4G Micro sẽ được gọi là MicroSDHC 4GB, thẻ 64GB Micro gọi là MicroSDXC 64GB
III. Thẻ nhớ tương thích với thiết bị
Đây là phần rất quan trọng cho người sử dụng khi đi mua thẻ nhớ. Nếu xác định đúng sẽ mua cho mình đúng thẻ tương thích với thiết bị
1. Tương thích chuẩn thẻ:
- Thẻ nhớ SDXC chỉ tương thích với thiết bị hỗ trợ chuẩn SDXC (trên khe cắm thẻ sẽ có biểu tượng SDXC)
- Thiết bị hỗ trợ SDXC sẽ nhận được thẻ SD, SDHC, SDXC
- Thẻ nhớ SDHC có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ thẻ SDXC và SDHC
- Thiết bị hỗ trợ SDHC sẽ nhận được thẻ SDHC và SD nhưng không nhận được SDXC
- Thẻ nhớ SD có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ SD, SDHC, SDXC
- Thiết bị hỗ trợ SD chỉ nhận được thẻ SD, không nhận được thẻ SDHC và SDXC
2. Tương thích thiết bị
- Với những máy ảnh thông thường, các bạn chỉ cần mua thẻ SD hoặc SDHC Class 2 ~ 6.
- Với những máy ảnh hỗ trợ tính năng quay full HD với độ phân giải cao, các bạn cần chọn mua thẻ nhớ SDHC class 6, 10 hoặc chuẩn UHS
- Nếu các bạn mua thẻ chuẩn Class 4 sử dụng quay Full HD, thiết bị sẽ cho bạn ghi hình được vài giây và sau đó tự động ngắt ghi hình. (trước đây nhiều bạn tưởng thẻ lỗi nhưng thực tế là do thẻ không tương thích với thiết bị)
Các bạn lưu ý, thẻ nhớ chuẩn Class 10 đơn thuần chỉ là hỗ trợ tính năng quay Full HD tốt nhất chứ không phải thẻ có tốc độ cao (theo nhiều bạn nghĩ class 4 ~ 4MB, class 10 ~ 10MB nghĩa là class 10 nhanh hơn rất nhiều class 4). Dưới đây mình sẽ có 2 bức ảnh minh họa về test tốc độ ghi đọc thực của thẻ SDHC 8GB (4) Transcend và SDHC 8GB (10) Transcend để các bạn có cái nhìn rõ hơn
Bảng đo tốc độ thực thẻ nhớ SDHC 8GB (4) Transcend
Như vậy, nếu các bạn sử dụng thiết bị di động không cần hoặc không có tính năng quay Full HD thì không cần thiết phải mua thẻ nhớ chuẩn Class 10 cho tốn kém. Có mua cũng sẽ không khai thác hết tính năng của nó
IV. Phân loại thẻ nhớ
Tới thời điểm này, thị trường phân loại chính các dòng thẻ nhớ sau:
- SD, SDHC, SDXC sử dụng trên các dòng máy ảnh du lịch, máy bán chuyên, máy chuyên và máy quay kỹ thuật số
- CF sử dụng trên các dòng máy ảnh chuyên nghiệp
- MicroSD, MicroSDHC, MicroSDXC sử dụng phần lớn cho các thiết bị di động (điện thoại thông thường, smartphone, tablet)
- Các dòng thẻ nhớ khác như MS PRO Duo, M2, MMC Mobile, MMC Plus, xD… không còn được các thiết bị mới hỗ trợ nữa. Chỉ còn các dòng máy đời cũ mới hỗ trợ những dòng thẻ này
V. Đầu đọc thẻ nhớ
Nhân tiện đây cũng xin phép giới thiệu luôn đầu đọc thẻ nhớ để anh em hiểu hơn về sản phẩm này
Đầu đọc phân ra làm 2 loại chính là Multi-Card Reader và Compact-Card Reader
- Multi-Card Reader là loại đầu đọc có thể đọc được nhiều loại thẻ nhớ. Đầu đọc này phù hợp với người sử dụng nhiều chuẩn thẻ khác nhau
- Compact-Card Reader là loại đọc đơn chuẩn thẻ nhớ. VD đọc chuẩn SD hoặc MicroSD… loại đầu đọc này phù hợp với người sử dụng thường xuyên 1 chuẩn thẻ. Với những loại đầu đọc này thường rất nhỏ gọn
Hiện nay rất nhiều bạn ít quan tâm tới đầu đọc và thường chọn mua sản phẩm rẻ nhất có thể vì không nghĩ nó lại tác động rất lớn tới dữ liệu của mình.
Các đầu đọc thẻ nhớ kém chất lượng thường gặp những trường hợp sau:
- Kén loại thẻ sử dụng
- Tự động định dạng lại thẻ nhớ (tự động định dạng xuống thấp hơn dung lượng thực tế)
- Đòi Format khi gắn thẻ vào đầu đọc
Với những lỗi trên, dữ liệu trong thẻ nhớ thường bị mất sạch khiến người dùng rất khó chịu. Dữ liệu thẻ nhớ nhiều khi có giá trị về kỷ niệm vô giá
(Sưu tầm)
Leave a Comment